Nguyên nhân về Trình độ văn hoá của Nguồn nhân lực nước ta


- Tỷ lệ nhân lực trong lực lượng lao động chưa biết chữ còn cao, khoảng 5%, tỷ lệ tốt nghiệp THCS, THPT còn thấp. Nguyên nhân dẫn đến những thực trạng trên chính là:
+) Thứ nhất, Việt Nam là một Nhà nước lạc hậu từ bao đời nay, lại trải qua hai cuộc chiến tranh lớn dành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Với xuất phát thấp nên việc xây dung và phát triển đất nước còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho Giáo dục còn quá thấp và chưa được chú trọng. Do đó, tỷ lệ không biết chữ trong lực lượng lao động còn lớn (khoảng 5%), tỷ lệ tốt nghiệp cấp II, cấp III trong lực lượng lao động còn thấp.
+) Bên cạnh đó, do sự khác biết giữa các vùng về vị trí địa lý, kinh tế về lịch sử hình thành mà các vùng lãnh thổ nước ta có sự khác biệt về TDVH của Nguồn nhân lực.
@ Ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ là những vùng có trình độ phát triển KT-XH, trình độ dân trí và mức sống cao. Quá trình đô thị hoá và những khu công nghiệp và khu chế xuất tăng dẫn đến lực lượng lao động có trình độ văn hoá cao nhất trong cả nước.
@ Đặc biệt vùng Đông Nam Bộ là vùng tạo ra GDP cao nhất trong 8 vùng của cả nước: vùng tam giác kinh tế TP HCM - Đòng Nai- Bà Rịa Vũng Tàu. Tây Nguyên.
@ Vùng đất giàu tiềm năng và những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta chủ trương quan tâm xây dung, phát triển kinh tế Tây Nguyên thành vùng có thế mạnh kinh tế. Nhưng trước đây, vùng này ít được biết đến, ít dân cư và chưa có một sự phát triển kinh tế nào. Người dân khắp các miền khác đổ về tạo lập thành vùng kinh tế mới. Do đó, lực lượng lao động ở đây có Trình độ văn hoá rất thấp, tỷ lệ số người chưa biết chữ chiếm 11,4% và tỷ lệ tốt nghiệp cấp III là 14,7%.
@ Vùng được coi có TDVH của lực lượng lao động thấp nhất vẫn là Tây Bắc và tỷ lệ chưa biết chữ là 20,0%. Do là vùng miền núi, đI lại khó khăn, dân cư thưa thớt, kinh tế- xã hội ở đây hầu như chưa phát triển. Hệ thống Giáo dục chỉ có những năm gần đây, còn trước kia thì rất yếu kém , gần như là không có. ở đây tụ hội nhiều dân tộc thiểu số it người và quá nghèo khổ nên ít có điều kiện đI học, biết chữ.
@ Đồng bằng sông Củu Long là một trong những vùng đông dân nhưng lại là vùng lực lượng lao động và TDVH thấp. Hiện nay Đòng bằng sông Cửu Long có 10% dân số trên độ đI học bị mù chữ, khoảng 80% chưa qua đào tạo và số họ nghèo còn chiếm tỷ lệ gần 20% của cả nước. Cũng như các vùng khác, Đồng bằng sông Cửu Long có những lý do như : kinh tế kém phát triển , dân cư hầu như chỉ hoạt động nông nghiệp. Nhưng ngoài ra một lý do quan trọng nữa là trình độ giáo viên còn thấp. Những năm đầu giải phóng, Giáo dục đã phải tuyển những giáo viên cấp I có trình độ lớp 9 và thêm 1 năm đào tạo hệ sư phạm. Cho đến nay, thế hệ giáo viên đó vẫn đứng lớp. Do đó, học sinh đã tốt nghiệp tiểu học mà học không thông, viết không thạo vẫn được lên lớp.

+) Một lý do hết sức quan trọng làm cho Trình độ văn hoá của lực lượng lao động nước ta thấp kém chính là hệ thống Giáo dục - Đào tạo của nước ta. Bệnh thành tích và tiêu cực là 2 căn bệnh đã an sâu vào nền Giáo dục nước ta. Bên cạnh đó, chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy rất hời hợt, kém chất lượng. Đội ngũ giáo viên, quản lý thì quan liêu, tiêu cực và xem lợi ích kinh tế của mình là trên hết. Nền Giáo dục nước ta cấp dưới phục tùng cấp trên một cách ngoan ngoãn, vì sợ tổn hại đến quyền lợi.
- Mặt khác, những cải cách của ngành Giáo dục - Đào tạo trong 2 thập kỷ qua phần nhiều làm theo quy trình ngược, thiếu tính khoa học và tính thực tiễn. Cụ thể như thay sách, in sách, phát hành sách, cải cách theo chương trình mới trước khi nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên., lo việc phân ban trước việc xây dung chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy. CảI cách và đổ mới vội vang nửa vời nên hậu quả sinh thêm nhiều tệ nạn cho Giáo dục như dạy thêm, học thêm, gian lận thi cử, học giả bằng giả,.


About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét