Sự khác biệt về trình độ văn hóa của nguồn nhân lực nước ta

 Trình độ văn hoá của Nguồn nhân lực nước ta có sự khác biệt theo vùng.  
- Số lao động chưa biết chữ ở nước ta tập trung phần lớn ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc.
- Vùng Đồng bằng sông Hồng, Bông nam Bộ, Bắc Trung Bộ là những vùng lực lượng lao động có TDVH cao nhất trong cả nước. Tuy nhiên, trong lực lượng lao động, tỷ lệ lao động tốt nghiệp THPT của các vùng này cũng chỉ ở mức 19 – 23%. Còn các vùng khác có tỷ lệ tốt nghiệp THPT trong lực lượng lao động rất thấp (dưới 14%).
- Đông Nam Bộ là vùng tạo ra GDP lớn nhất trong 8 vùng. Ở đây có tam giác kinh tế động lực TP HCM - Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu và nhiều khu Công nghiệp, khu chế xuất nên yêu cầu về lao động có kỹ năng và tay nghề lớn nhưng TDVH của lực lượng lao động vẫn rất thấp, tỷ lệ lao động có TDVH cấp THCS là 21,1% và cấp THPT là 23,1%.
- Tây Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng, mật độ dân cư thấp. Đảng và Nhà nước ta chủ trương quan tâm xây dung phát triển kinh tế Tây Nguyên thành vùng có thế mạnh kinh tế nhưng đối với Trình độ văn hoá thấp của dân cư và lực lượng lao động thực sự là trở ngại cho quá trình thúc dảy phát triển kinh tế. (m có thể lấy ý này để phản bác cho ý trên cùng kia cũng đc)
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng lực lượng lao động có TDVH thấp nhất. Số lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm tới gần 35% tổng số lao động của vùng và chỉ có 9% lao động tốt nghiệp THPT. Chúng ta có thể tham khảo bảng sau:
Vùng
Không biết chữ
Chưa TN Tiểu học
TN
Tiểu học
TN THCS
TN THPT
ĐB s.Hồng
0,5
4,6
19,2
49,6
26,1
Đông Bắc
6,6
12,8
26,8
35,5
18,3
Tây Bắc
20,0
22,7
27,5
19,6
10,4
Bắc Trung Bộ
1,7
10,1
29,9
39,1
10,2
Duyên hải
Nam Trung Bộ
3,0
17,3
38,5
24,2
17,0
Tây Nguyên
11,4
16,6
32,4
24,9
14,7
Đông Nam Bộ
2,7

15,6

36,5

22,1
23,1
ĐB s.Cửu Long
5,6
29,1
42,2
13,8
9,3

Trình độ văn hoá của Nguồn nhân lực có sự chênh lệch khá lớn khu vực thành thị và nông thôn.
- Trình độ văn hoá của lực lượng lao động khu vực thành thị cao hơn và có xu hướng phát triển nhanh hơn nông thôn. Thể hiện ở bảng số liệu sau:

Chung
Thành Thị
Nông Thôn
1996
2003
1996
2003
1996
2003
Chưa biết chữ
5,72
4,24
2,23
4,29
6,61
5,19
Chưa TN tiểu học
20,72
15,48
13,57
7,95
22,55
17,88
TH tiểu học
27,7
31,51
23,19
23,90
28,85
33,94
TN THCS
32,08
30,40
29,24
26,10
32,81
31,55
TN THPT
13,78
18,37
31,76
40,06
9,19
11,43

Năm 1996, cứ 100 người tham gia lực lượng lao động thì ở khu vực thành thị có những 61 người tốt nghiệp PTCS trở lên. Trong khi đó ở nông thôn là gần 42 người. Đến năm 2003 con số này ở khu vực thành thị là gần 67 người, gấp 1,6 lần khu vực nông thôn. Đặc biệt tỷ lệ người tốt nghiệp cấp III trong lực lượng lao động ở khu vực thành thị năm 1996 là 31,76% đã tăng lên 40,06% năm 2003. Các tỷ lệ tương ứng này ở khu vực nông thôn là 9,19% và 11,43%.
Có sự khác biệt giữa lực lượng lao động nam và nữ theo Trình độ văn hoá. 
Xét theo giới tính, ta thấy lực lượng lao động nam có TDVH cao hơn so với tỷ lệ này của lực lượng lao động nữ. Tỷ lệ chưa biết chữ của lực lượng lao động nam năm 1996 là 4,36% giảm xuống còn 3,26% năm 2003. Trong khi đó tỷ lệ này của lực lượng lao động nữ là 7,04% năm 1996 và giảm xuống còn 5,26% năm 2003. Tỷ lệ tốt nghiệp cấp III của lực lượng lao động nam năm 1996 là 15,55%, tăng lên 19,93% năm 2003. Còn tỷ lệ tốt nghiệp cấp III của lực lượng lao động nữ là 12,05% năm 1996, tăng lên 16,75% năm 2003. Cơ cấu lực lượng lao động chia theo giứi tính và Trình độ văn hoá năm 1996 và 2003:


Chung
Nam
Nữ
1996
2003
1996
2003
1996
2003
Không biết chữ
5,72
4,24
4,36
3,26
7,04
5,26
Chưa TN cấp I
20,72
15,48
18,27
17,14
23,12
16,86
TN cấp I
27,7
31,51
28,22
31,57
27,19
31,45
TN cấp II
32,08
30,40
33,59
31,10
30,60
29,8
TN cấp III
13,78
18,37
15,55
19,93
12,05
16,75

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét